Naundorf. Tua bin gió đă tồn tại, nhưng năng lượng địa nhiệt vẫn chưa được sử dụng ở Việt Nam. Ông Mai Huy Tân muốn thay đổi điều đó. Giám đốc của Công ty Vi De Bridge ở Việt Nam là một trong tám thành viên của một đoàn đại biểu từ Thanh Hóa ở vùng ven biển phía bắc của Việt Nam, hiện đang thăm Freiberg và khu vực lân cận. Các chuyên gia cũng thăm công ty khoanvà công nghệ môi trường Homilius ở Naundorf. Công ty chuyên về năng lượng địa nhiệt.
"Chúng tôi đang t́m kiếm đối tác Đức, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo", Mai Huy Tân nói, người đă từng học ở Halle trong thời gian Cộng hoà dân chủ Đức cũ và làm luận án tiến sĩ tiến sĩ. Trong khi đó, ông sở hữu một nhà máy ở Việt Nam sản xuất xúc xích nướng Thueringen và các loại xúc xích Đức khác. Là người đứng đầu của Vi-De-Bridge, công ty tập trung vào hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đức trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, ông cũng đă cùng với ông Thomas Lindner, Giám đốc của Trung tâm đổi mới và hỗ trợ doanh nghiệp Freiberg / Brand-Erbisdorf, và ông Egbert Herbert của H-Consulting tổ chức chuyến công tác này. Ngoài ra, những địa điểm được tới thăm đă được thông báo là EAB Freiberg, SolarWorld, ACTech và trường đại học kỹ thuật Bergakademie.
Việc công nghệ địa nhiệt cũng có thể làm mát được đă thu hút sự quan tâm đặc biệt của các vị khách tới thăm quan. "Công nghệ này càng ngày càng trở nên quan trọng trong thời gian gần đây," Wolf Dietrich Homilius giải thích. Ngược lại với hệ thống điều ḥa không khí thông thường, trong trường hợp này nhiệt được chiết xuất từ khoang, chứ không phải là chủ động sản xuất không khí lạnh. Ở đây, nguyên tắc của ḷ sưởi địa nhiệt được đảo ngược: trường hợp được sử dụng là mặt đất có nhiệt độ thấp hơn so với không khí bên ngoài. Thông qua một hệ thống bơm nước, nước lạnh có thể luôn luôn được dẫn vào qua khoang. Tại công ty ACTech ở Freiberg, các nhà xưởng sản xuất được điều hoà thông qua một hệ thống địa nhiệt. V́ thế mà công ty tại Naundorf đă tiến hành mười hai lỗ khoan sâu 125 mét. "Giảm chi phí vận hành 63%" Homilius giải thích với đoàn.
“Hệ thống làm mát này có thể được sử dụng trong các bệnh viện của chúng tôi, và các nhà sinh học, nhà lạnh dùng trong nông nghiệp ", ông Mai Huy Tân nói. Ông muốn sử dụng bí quyết công nghệ của Saxoni. "Nó không chỉ là về việc mua hệ thống, mà là sự hợp tác lâu dài, bền vững giữa Việt Nam và Saxony", ông nhấn mạnh.
Do đó, một hợp tác giữa Công ty TNHH Tư vấn Beak Freiberg, Công ty khoan và công nghệ môi trường Homilius và Việt Nam đă được thoả thuận. Theo ông Lindner, Beak có thể đảm nhiệm việc thăm ḍ nguyên liệu và đưa ra các khuyến nghị về khả năng khai thác. Thông tin sẽ về đồng, thiếc và kẽm, nhưng cũng cả đất hiếm nữa. Homilius có thể h́nh dung việc các chuyên gia Việt Nam được đào tạo trong công ty của ông. Và chính ông muốn đi du lịch Việt Nam để t́m hiểu về các kỹ thuật khoan ở đó. "Điều đó rất thú vị," May Huy Tân tổng kết. "Sau chuyến đi này, tôi càng tin tưởng rằng v́ có năng lượng tái tạo mà Việt Nam không cần nhà máy điện hạt nhân." Chính phủ Việt Nam có kế hoạch xây dựng tám nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030.
Le Thi Hai Dang dịch từ tiếng Đức (link sau) sang tiếng Việt http://www.freiepresse.de/LOKALES/MITTELSACHSEN/FREIBERG/Saechsisches-Knowhow-fuer-Vietnam-artikel8181214.php (báo của tỉnh Freiberg) |