Ruồi là loài côn trùng quen thuộc, chúng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loài côn trùng này. Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc con ruồi có mấy chân và ruồi sống được bao lâu. Để giải đáp các thắc mắc này, các bạn tham khảo bài viết ruồi có mấy chân, tuổi thọ của ruồi là bao nhiêu sau đây nhé.
Đặc điểm sinh học của loài ruồi
Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera, mà theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là “hai” và pteron là “cánh”. Ruồi có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Tuy nhiên, có một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.
Tất cả các loài ruồi chỉ có duy nhất một cặp cánh để bay. Trong đó, cánh sau của chúng rất nhỏ, có tác dụng dùng để giữ thăng bằng khi bay. Nhiều loài ruồi đập cánh rất nhanh, loài ruồi nhà đập cánh 200 lần/s, muỗi khoảng 600 lần/s và các loài muỗi vằn càng nhỏ thì có tốc độ đập cánh càng cao, nhất là khoảng 1000 lần/s.
Ruồi sống nhờ vào ký sinh, bao gồm:
- Nội ký sinh như loài bot fly.
- Ngoại ký sinh như muỗi, ruồi đen, ruồi cát hoặc rận.
Có rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết, một số loài ruồi khác hút máu để sinh tồn như muỗi hoặc horse fly. Ngoài ra, cũng có những loài ruồi giúp cho công việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn, những loài này được gọi là những loài ăn phấn hoa hoặc mật.
Loài ruồi phụ thuộc nhiều vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài ruồi nhìn được hình ảnh 3D rõ nét, khi đó một vài loài khác như Ormia ochracea có cơ quan thính giác tiến hóa.
Vòng đời của ruồi bao nhiêu ngày?
Với nhiệt độ cao của mùa hè, loài ruồi có vòng đời trong thời gian từ 12 – 14 ngày. Vòng đời phát triển của một con ruồi bao gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng (còn gọi là giòi), nhộng và ruồi trưởng thành (ruồi có cánh). Cụ thể như sau:
- Vòng đời của ruồi bắt đầu khi ruồi cái đã được thụ tinh tìm một nơi thích hợp đẻ trứng. Những nơi ruồi hay đẻ trứng là các bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy. Trong một số trường hợp, trứng sẽ nở trong vòng 24 giờ.
- Sau khi ấu trùng (hay còn gọi là giòi) chui ra, chúng sẽ ăn các chất hữu cơ. Ấu trùng ruồi sẽ ăn khoảng vài ngày cho đến vài tuần, hấp thụ protein và dưỡng chất để tiến đến giai đoạn hình thành nhộng. Ấu trùng là phần đầu cuộc sống của ruồi, với kích cỡ là khoảng 10 – 20 mm. Loài giòi lạ nhất từ xưa tới nay là loài có đuôi chuột, loài này có thể sống lâu trong môi trường ô nhiễm, và để thích nghi, cơ thể nó có một chiếc ống dài nổi lên mặt nước để thở.
- Khi ấu trùng đã lớn, chúng rời nguồn thức ăn và tìm những nơi tối tăm, khô ráo để hóa nhộng. Trong giai đoạn nhộng, ấu trùng không có chân phát triển thành ruồi trưởng thành với 6 chân, mắt kép và một cặp cánh. Trong đó, thời gian để trứng phát triển thành ruồi trưởng thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài ruồi, điều kiện môi trường sống hay nguồn thức ăn có dồi dào hay không, một vài loài ruồi hoàn thành quá trình phát triển của mình chỉ trong vòng vài tuần nếu điều kiện thích hợp.
Công dụng của giòi (ấu trùng)
Giòi (hay còn gọi là dòi) là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi. Phần lớn nhiều loài giòi gây thiệt hại về mùa màng, đặc biệt là cho súc vật bởi đời sống ký sinh của nó nhưng cũng còn được dùng trong việc chế thuốc, sản xuất thực phẩm đặc biệt là phô mai.
Giòi được nhân giống với mục đích thương mại, có thể dùng làm mồi câu cá, thức ăn cho các động vật nuôi ăn thịt như bò sát và chim chóc, hoặc cũng có những loài giòi có ích quen thuộc như ong ruồi.
Một điểm vô cùng quan trọng đó là, một số loài giòi tìm thấy trên các xác chết rất hữu ích cho các nhân viên pháp lý trong việc điều tra các vụ án mạng, dựa vào quá trình phát triển của giòi, người ta có thể xác định được thời điểm và địa điểm chết.
Thức ăn của ruồi là gì?
Thức ăn cho những con ấu trùng khác với khi chúng trưởng thành, ấu trùng muỗi sống trong nước và ăn các mảnh vụn trong khi muỗi đực trưởng thành ăn mật hoa và muỗi cái hút máu.
Thức ăn của ruồi bao gồm tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử,… Vì vậy, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, thích nghi với việc vừa liếm vừa hút thức ăn dạng lỏng, ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, hơn nữa chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Vì vậy mà ruồi chính là môi giới truyền bệnh cho con người chúng ta.
Hy vọng với những chia sẽ thiết thực qua bài viết trên, các bạn đã giải đáp được thắc mắc ruồi có mấy chân, tuổi thọ của ruồi là bao nhiêu cũng như hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh học, vòng đời, thức ăn,… của loài côn trùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta này.